Sự kiện
Lược thuật khaí quát
 
Căn cứ vào phả cũ,xưa nhất là bản phả do Hán Quốc công Ngô Lan viết vào giửa thế kỷ 15, đến thế kỷ 18 nhiều nhà trong họ như Hoàng giáp Bách Tính,Giám sinh Phan Hữu Lập (họ Ngô Tống Văn)

Căn cứ vào phả cũ,xưa nhất là bản phả do Hán Quốc công Ngô Lan viết vào giửa thế kỷ 15, đến thế kỷ 18 nhiều nhà trong họ như Hoàng giáp Bách Tính,Giám sinh Phan Hữu Lập (họ Ngô Tống Văn),Tiến sĩ Ngô Phúc Lâm Trảo Nha,Tiến sĩ Ngô Trần Thực Bách Tính, sưu tầm sao chép lại phả cũ của Hán Quốc công và bổ sung đến Lê trung hưng(chỉ phần họ nhà mình).Sang triều Nguyễn,các ông Ngô Kim Khoan,Ngô Thạch Huỳnh ở Diễn Châu biên soạn phả họ Ngô Trí, Ngô Đình,đều có sao chép phần phả cũ.Tiến sĩ Ngô Thế Vinh họ Bái Dương sưu tầm sao chép nhuận sắc,tìm chắp nối họ Bái Dương.Đến nay phần sưu tầm phả xưa chỉ mới có như thế.Ngoài ra một phần là dựa vào thần phả đền thờ Lý Thường Kiệt ở Thanh Hóa,cùng với các bi ký, Từ đường ký,các bài mimh trên các chuông chùa ,hoặc đối chiếu với quốc sử v. v…

Được biết là:

Cụ Tổ xưa nhất của họ Ngô được ghi chép lại trên phả lưu truyền đến nay là Ngô Nhật Đại quán Châu Ái (vùng thuộcThanh Hóa ngày nay).Cụ sinh sống với nghề nông,sinh con Ngô Nhật Dụ.Ngô Nhật Dụ nghe tin quan đô hộ Sỹ Vương phổ cập chữ Hán cho người Việt,phấn khởi theo học, thông minh lại cần cù,trở thành Đại nho gia.Người Trung Quốc mời vào làm Liêu tá trong phủ Sỹ Vương (thời thuộc Đường),từ đó ngày càng phồn vượng.

Có một thuyết nói rằng Ngô Nhật Đại vốn là Hào trưởng vùng Cửa Sót (Hà Tĩnh ngày nay),giúp Mai Thúc Loan khởi nghĩa,sau thất bại lánh ra Châu Ái sinh sống.

Truyền đến Ngô Đình Thực là Hào trưởng,sinh Ngô Đình Mân.Ngô Đình Mân là Đại nho gia du học vào Cửa Sót,rồi ra Cam Lâm quận Đường Lâm,làm Phong Châu Mục thời Tiết Độ sứ Khúc Thừa Hạo.Ông lấy bà Phùng Thị Tịnh Phong cháu nhiều đời thuộc dòng họ Bố cái Đại vương Phùng Hưng. Thần phả có câu””Ông xứ Đông lấy bà xứ Đoài sinh con cái thế anh hùng”.Ông bà có hai con trai Ngô Quyền,Ngô Tịnh.Ngô Tịnh làm Trấn thủ Kỳ Hoa,sinh năm con trai đều thất truyền.

Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ (897),mất ngày18 tháng giêng năm Giáp Thìn (944) thọ 47 tuổi,mộ táng tại thôn Cam Lâm quận Đường Lâm. Ngô Quyền vào Châu Ái làm nha tướng cho Dương Diên Nghệ.Dương Diên Nghệ nhận làm con nuôi, giao cho quản quân,thấy có đức có tài,gả con gái là Dương Thị Như Ngọc cho làm vợ.Bà sinh Ngô Xương Ngập,Ngô Xương Văn.

Ở làng Yên Nhân huyện Chương Mỹ nơi đền thờ Bà Dương Phương Lan,có bia đá ghi:”Trên đường vào Châu Ái,qua đất Thượng Phúc(nay là Thường Tín) Ngô Quyền gặp người con gái tên Dương Phương Lan,kết làm vợ chồng,cùng nhau đi vào gặp Dương Diên Nghệ, cả hai được nhận làm con nuôi”.Có tài liệu chép Ngô Quyền còn có hai con trai sinh sau là Nam Hưng,Càn Hưng, chưa rõ con bà nào sinh.

Ngô Quyền ở Châu Ái khoảng mười năm,tháng 7 năm Quý Mùi 923 theo Dương Diên Nghệ ra bắc đánh đuổi Lý Khắc Chính.Tháng 12 năm Tân Mão 931 theo Dương Diên Nghệ đánh đuổi Lý Tiến,giết Trần Bảo,lấy lại Giao Châu,Dương Diên Nghệ tự xưng là Tiết Độ sứ.Sau đó Ngô Quyền lại trở vào quản Châu Ái.Sáu bảy năm sau,tháng 9 năm Mậu Tuất 938, lại ra giết phản thần Kiều Công Tiễn,đánh đuổi quân Nam Hán lên ngôi vua,đóng đô ở Cổ Loa,được 6 năm từ trần,truyền ngôi cho Ngô Xương Ngập,Dương Tam Kha phụ chính.Năm Ất Tị 945 DươngTam Kha dành ngôi của cháu, xưng hiệu Bình Vương.Ngô Xương Ngập chạy về Nam Sách nương nhờ PhạmLệnh công,Ngô Xương Văn còn nhỏ được nuôi trong cung,Tam Kha nhận làm con nuôi.Càn Hưng, Nam Hưng được ra ngoài ở với mẹ đẻ.

Năm năm sau ,năm Canh Tuất 950 Ngô XươngVăn khôn lớn dành lại ngôi vua,phế Tam Kha làm Trương Dương Công,đón anh về cùng trông coi việc nước,tôn anh làm Thiên Sách Vương,tự mình xưng Nam Tấn Vương.Năm 964 Ngô Xương Ngập từ trần.Năm Ất Sửu 965 Nam Tấn Vương đem quân đi đánh hai thôn ở Thái Bình. Quân đến nơi, cắm thuyền, lên bộ đánh nhau. Nam Tấn vương bị trúng tên nỏ mai phục bắn chết, trị vì được 15 năm.

Theo Sử ký của Ngô Thì Sĩ, khi bấy giờ có người quận Thao Giang là Chu Thái quật cường không thần phục. Nam Tấn vương thân đi đánh, chém được Chu Thái. Do trận thắng ấy, Nam Tấn vương sinh kiêu, nên mới mắc nạn về việc đi đánh hai thôn này.

Nhà Ngô mất. Ngô vương Quyền khởi lên năm Kỷ Hợi, mất năm Giáp Thìn, được 6 năm (939-944); Nam Tấn Xương Văn từ năm Tân Hợi đến năm Ất Sửu, được 15 năm (951-965). Cộng tất cả là 21 năm

Nhà Ngô thất thế,con cháu lui về ba hướng :

Ngô Xương Xý con Ngô Xương Ngập lui về Bình Kiều(nay là huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa);

Ngô Nhật Khánh con Ngô Xương Văn lui về Đường Lâm (nay thuộc Sơn Tây),

Ngô Nhật Chung về Đổ Động (Đại Điền chủ).

Các nhà sử học xưa gọi triều đại Ngô Quyền là Tiền Ngô Vương,triều đại Thiên Sách Vương ,Nam Tấn Vương là Hậu Ngô Vương.Ngô Xương Xý,Ngô Nhật Khánh là hai trong 12 Sứ quân. Đó là đợt phân chi đầu của dòng họ Ngô.

Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập,bà là Phạm Thị Uy Duyên con gái Phạm Tướng công người Nam Sách,sinh Ngô Xương Xý, Ngô Xương Tỷ.Ngô Xương Tỷ trụ trì chùa Phật Đà làng Cát Lợi quận Thường Lạc,đạo hiệu Ngô Chân Lưu.Năm Tân Mùi 971 niên hiệu Thái Bình năm thứ 2 Đinh Tiên Hoàng ban hiệu Khuông Việt Thái sư,tham dự triều chính,thời Tiền Lê giúp Lê Đại Hành đánh Tống có nhiều công.

Sau ngày Ngô Xương Xý thất bại ở Bình Kiều,con trưởng là Ngô Xương Sắc lưu lạc ở vùng trung thượng du Thanh Hóa sinh Ngô Tử Canh, Ngô Tử Án.Ngô Tử Canh Đại thần nhà Tiền Lê đi sứ Chiêm Thành ,về sau thất truyền.Nối đến Ngô Tử Uy ,Ngô Tử Vĩnh trở về sau ngày càng cùng quẫn đến Ngô Rô đời thứ 16,về ở Đồng Phang coi chùa Thiên Phúc của làng Thung,vào thời cuối nhà Trần.Trải qua triều Hồ,rồi thuộc Minh,mấy mươi năm sang nhà Hậu Lê con cháu phát triển một cách kỳ lạ,cho nên được giải thích bằng nhiều truyền thuyết như Cốc thần,Tào Tinh Quân giáng thế,mộng Hoàng long,mộng Kim Đồng,Bờ Đó Xó Chùa được mộ Thiên táng, tổ tiên tu nhân tích đức được trời báo v. v…

Con thứ Ngô Xương Xý là Ngô Ich Vệ,đổi tên An Ngữ chạy vào Châu Hoan dạy học,

không lâu sau Lý Công Uẩn thay nhà Tiền Lê lên làm vua,ông ra phò nhà Lý,làm một chức võ quan nhỏ (Sùng Ban Lang tướng). Năm 1010 vua Lý thiên đô ra Thăng Long,ông theo ra ở phường Khán Sơn Thái Hòa (nay là Ngọc Hà quận Ba Đình Hà Nội).Bà họ Hàn sinh Ngô Tuấn, Ngô Chương tức Lý Thường Kiệt, Lý Thường Hiến.Ngô Tuấn có hai bà vợ họ Tạ,họ Lý,nhưng năm 23 tuổi theo yêu cầu của Nhà Vua,tự yểm vào phụng thị trong cung,nên không có con trai nối dõi,dòng dõi đến ngày nay là con cháu Ngô Chương.

Ngô Tuấn được Nhà Vua nhận làm Hoàng tử nghĩa đệ,chức đến Thái Úy đứng đầu trăm quan,là Anh hùng dân tộc qua các sự nghiệp ngự Tống bình Chiêm,hưởng thọ 87 tuổi.Ngô Chương cũng là Đại thần trụ cột triều đình nhà Lý,tham dự ngự Tống bình Chiêm,trấn thủ Châu Hoan,Lạng Sơn được phong Trung dũng Hầu.Con cháu nổi hẳn lên dưới triều nhà Lý, đều là công thần.

Nhà Trần cướp ngôi, họ Ngô chịu chung số phận với họ Lý,sa cơ tuy nhiên vẫn giữ được nếp nhà ở chùa dạy học.Cuối đời Trần, Ngô Bệ khởi nghĩa ở Yên Phụ chống triều đình thối nát (1344-1360).Ba anh em Minh Đức,Minh Hiếu,Minh Nghĩa (thân sinh Ngô Bệ) cùng những người sống sót thay họ đổi tên lánh nạn. Sau khi thất bại,Ngô Bệ bị tội tru di,từ đó quan hệ gia tộc bị gián đoạn trải mấy trăm năm cho đến ngày nay.Tương truỵền Bà Nồm đem con về Giao Thủy khai chồng họ Phạm,người ở Đổ Động chạy về Ngọc Than đổi sang họ Đổ,người vào huyện Gio Linh Quảng Trị,sau nhiều năm có người trở về Bắc Biên, Ngọc Hà…Mãi đến cuối thế kỷ 20 này mới liên lạc tìm ra cội nguồn.

Với chủ trương nhổ cỏ phải nhổ hết rễ của Trần Thủ Độ và bản án tru di tam tộc của vua nhà Trần,trước sau hai lần gặp tai hoạ diệt vong,tuy phả ký bị gián đoạn,nhưng nhờ nguồn sâu gốc vững,con cháu vẫn quật cường vươn lên xây dựng dòng họ trở lại ngày càng phồn thịnh.

Ngô Nhật Khánh, Sứ quân Đường Lâm, bị Đinh Bộ Lĩnh bức hàng,gả con gái cho làm Phò mã,chiếm bà mẹ lập làm Hoàng hậu,lại kén con gái bà làm con dâu (vợ Đinh Liễn).

Sau ngày Thái hậu Dương Văn Nga khoác Long cổn nhường ngôi cho Lê Hoàn,trở thành Hoàng hậu của Vua Lê Đại Hành,Ngô Nhật Khánh không phục,chạy vào nam dụ vua Chiêm Thành ra đánh úp Hoa Lư (979).Quân Chiêm theo đường biển dự định đổ bộ lên cửa Đại An và cửa Tiểu Khang.Chiến thuyền chưa đến nơi thì gặp trận bão biển lớn,thuyền đắm người chết nhiều,phải lui quân,Ngô Nhật Khánh chết đuối,vua Chiêm Thành thoát chết về nước.Phất Kim Công chúa (vợ Ngô Nhật Khánh con Đinh Tiên Hoàng) uất hận vì việc làm của chồng,nhảy xuống giếng tự tử.

Ngô Nhật Chung ở Đổ Động sinh Ngô Nhật Minh, nổi dậy chống Lê Hoàn, bị Lê Hoàn đem quân từ Hoa Lư ra đàn áp,tan rã mỗi người một nơi nên thất truyền.Ngày sau ở vùng Tột Động,Chúc Động có mấy dòng họ Ngô cư trú đến nay,không rõ dòng nào.

Trở lại dòng Ngô Xương Sắc,sau nhiều đời sa sút cùng cực,con trai Ngô Rô là Ngô Tây tiếp tục ở coi chùa Thiên Phúc,bà họ Nguyễn người Vĩnh Lộc sinh Ngô Quỳnh,vì nghèo tha phương cầu thực thất truyền (có thể nay là họ Ngô ở Minh Lãng huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình).Bà thứ hai Trịnh Thị Kim người cùng làng Đồng Phang sinh Ngô Kinh.Cha mẹ từ trần khi còn ít tuổi,Ngô Kinh nghèo khó bơ vơ,cơm không đủ ăn,có người trong làng mách bảo,bèn tìm đến hương Lam Sơn xin làm gia nô cho ông bà Lê Khoáng thân sinh Lê Lợi,cần cù hoạt bát thật thà,nên được tin dùng,lấy bà Lê Thị Mười sinh bốn trai một gái: Ngô Từ,Ngô Đức, Ngô Khiêm,Ngô Đam,Ngô Thị Ngọc San.Phả cũ viết:”Qua việc ngưu canh mà long vân gặp hội”.Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn,cha con ông cháu đều tham gia lập nhiều công đầu,đều là Khai quốc Công thần.Ngọc San lấy chồng Quận công. Ngô Từ sinh 11 con trai đều là công thần chức tước cao,8 con gái đều lấy chồng hào hoa,Ngô Thị Ngọc Dao lấy Thái Tông sinh ra Thánh Tông, một vị minh quân.

Nói chung con cháu dòng dõi Ngô Kinh đều làm quan làm tướng nhà Lê,có nhiều công lao đóng góp vào việc giữ nước, đánh đuổi ngoại xâm,xây dựng nền văn hoá,làm cho nước nhà một thời thái bình thịnh trị.

Nhưng bước phát triển không hoàn toàn thuận buồm xuôi gió,nạn nước kéo theo nạn nhà,bao nhiêu bước ngoặt đã liên tiếp xẩy ra.Trong cung thì các ông Hoàng bà Chúa tranh dành ngôi báu,ngoài triều thì quyền thần đố kỵ lẫn nhau,gian thần lợi dụng thời cơ hãm hại người trung,dẫn đến cướp ngôi lật đổ,trung thần hàm oan,gia đình ly tán.Các vụ án Huệ Phi,Lệ Chi Viên,Nguyẽn Trãi bị tru di,mẹ con Ngô Thị Ngọc Dao phải chạy lánh nạn,đến vụ Nghi Dân giết Vua và Thái hậu dành ngôi đã xẩy ra.Những người họ Ngô chịu ảnh hưởng lớn,nhiều nhà phải cho con đi lánh nạn phương xa,chính cuộc lánh nạn trở thành cuộc thiên cư của nhiều dòng họ.

Mỗi người đi lánh nạn thành Thủy Tổ họ Ngô ở một phương,bốn năm trăm năm mất liên lạc về cội nguồn,mãi cho đến gần đây mới liên lạc chắp nối được.Như Ngô Hải Sơn về Tam Sơn,Ngô Nguyên về Vọng Nguyệt,Ngô Phúc Cơ về Tả Thanh Oai,Ngô Tiến Đức về Lâm Thao,Ngô Công Tín về Bách Tính,Ngô Ngữ về Địch Lễ,Ngô Nước về Trảo Nha.

(còn tiếp)

Copyright 2013 © HỘI GIA PHẢ HỌ NGÔ
Email: info@giaphahongo.com
Đang online: 12
Lượt truy cập: 453371
Designed & Powered by TOPSITE VIỆT NAM