Sự kiện
Đồng Phang, phát tích kế tiếp phát tích
 

NHỮNG TRUYỀN THUYẾT

DÒNG ĐỒNG PHANG

Họ Ngô phát tích Ái châu,qua Đường lâm sinh ra anh hùng cái thế,vị Tổ Trung hưng dựng nước,lại sinh ra anh hùng dân tộc, lập nên đệ nhất chiến công bình Chiêm ngự Tống,một chiến công xưa nay chưa từng có đưa lại thái bình cho trăm họ .

Thế sự biến thiên,sang triều Trần dần dần sa sút,đến cuối thế kỷ 14,xuống đến mức cùng cực,vì tai biến,vì đói nghèo tất cả im hơi lặng tiếng .

Bước sang thế kỷ 15,mới thấy xuất hiện dần một vài nhân vật như Ngô Miễn Xuân bảng,Ngô Bì Chi nê,Ngô tiến Đức Lâm thao,Ngô Bồ đốc Tả thanh oai,Ngô Luyện Lạc nghiệp,Ngô phúc Khánh, Ngô phúc Huệ,Ngô phúc Thiện ở châu Hoan (Quỳnh lưu), Ngô Kinh ở Đồng phang châu Ái.

Nhìn lại phả đồ thấy rõ dòng dõi hậu duệ Ngô xương Ngập,Ngô xương Văn,đến thế kỷ 15 còn hiện diện và phát triển,tiếc rằng lượng thông tin bị hạn chế cho nên thế thứ thiếu liên tục từ trên,ngoại trừ dòng Ngô Kinh,một dòng trưởng của Thiên Sách Vương Ngô xương Ngập do các chi họ ít bị thất truyền,nên thế thứ được sắp xếp tương đối chính xác.

Thế thứ tất cả các dòng họ cho đến ngày nay sẽ ghi chép ở phần sau.

Đời 16.- Ngô Rô hậu duệ Ngô xương Sắc,nhà nghèo,ở coi chùa Thiên phúc làng Thung xã Đồng phang, bà là Trần thị Hựu,hiệu Ngọc Dư,tự Phúc, sinh Ngô Tây.Ông mất 25 tháng 3 năm bính tý 1336,bà mất 27 tháng 5 năm tân dậu 1321.

17.- Ngô Tây trôngcoi chùa,bà họ Nguyễn người huyện Vĩnh lộc sinh Ngô Quỳnh,vì nghèo phải tha phương cầu thực,phả cũ ghi thất truyền,ngày nay tồn nghi là thuỷ tổ họ Ngô ở Minh lãng huyện Vũ thư tỉnh Thái bình.Sau lấy bà Trinh thị Kim người cùng làng sinh Ngô Kinh.Ông mất ngày 24 tháng 3 năm ngọ 1366,bà mất ngày 15 tháng 3 năm hợi 1371.

18.- Ngô Kinh (1350-1437) bà Lê thị Mười hiệu Quỳnh Hoàn,sinh Ngô Từ,Ngô Đức,Ngô Khiêm,Ngô Đam,Ngô thị Ngọc Sách (San).

Giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, phong Hưng quốc Công,tặng Quang liệt Đại vương,thờ ở Điện Diên an.

Truyền thuyết “Bờ đó Xó chùa”- Hai ngôi mộ thiên táng

Phả cũ chép :Năm tân dậu (1321)ngày 27 tháng 5,vào giờ dậu bà Trần thị Hưu mất, trời gần tối không kịp tống táng,tạm để linh cửu bên trái chùa,sáng ngày ra thăm,đã thấy mối đùn thành mộ,cha con lấy làm lạ,dấu kín không dám nói với ai.

Năm bính tý (1336) ngày 25 tháng 3,ông Ngô Rô mất,người có lòng từ thiện giúp tiền gạo thuê người tống táng.Linh cửu vừa đến xứ Bờ đó (đầm Ngưu đàm)trời bổng nổi cơn dông,sấm chớp liên hồi,mưa to gió lớn, giây đứt,rơi linh cửu xuống đầm.Người khiêng bảo: “Tiền thì trả chẳng bao nhiêu,còn muốn đưa đi đâu nữa”, bèn bỏ về.Sáng ngay sau Ngô Tây ra thăm thì thấy mối đã đùn thành mộ.Người ta gọi là mộ”Thiên táng”.

Về sau mỗi khi nói đến gốc tích họ Ngô người ta dùng câu”Ông táng Bờ đó, Bà táng Xó chùa” cho đó là hai ngôi mộ phát tích của họ Ngô.

Ngô Tây vẫn ở lại coi chùa Thiên phúc,nhà rất nghèo,được dân làng cấp vài sào ruộng sinh sống.Trong làng có ông họ Trịnh,nằm mộng thấy Bách thần hội họp,bảo nhau rằng:”Nhà họ Ngô phúc dày,Thượng đế sai Cốc thần xuống đầu thai để làm cho họ Ngô vinh hiển”.Tỉnh dậy ông họ Trịnh cho là chuyện lạ,gọi Ngô Tây gả con gái là Trịnh thị Kim cho làm vợ.Bà sinh con trai đặt tên Ngô Kinh.

Mười bảy tuổi cha chết,hai mươi hai tuổi mẹ chết, gặp đời sống khó khăn,cơm không đủ no,trong làng có người tên là Lê Đào mách bảo,ở sách Khả lam có Tù trưởng Lê Khoáng,nhà giàu có tính tình phóng khoáng,hay thương người nên đến đó nương nhờ làm ăn.Ngô Kinh tìm đến,ông bà Lê Khoáng hỏi rõ căn do lai lịch,thương tình nhận làm gia nô.Vốn có tư chất thông minh,lanh lợi hoạt bát,cần cù thẳng thắn nên được tin dùng, cưới cháu gái Lê thị Mười cho làm vợ,giao cho làm quản gia.Ông bà sinh bốn trai một gái.

Luận kiểu đất “Bờ đó Xó chùa” của Tướng Hoàng Phúc

( Dịch từ nguyên văn chữ Hán chép trong phả cũ)

Diên ý Dụ vương Ngô Từ giúp Thái tổ bình định thiên hạ,bắt sống được Hoàng Phúc,Thái tổ định đưa giết,Dụ vương biết Hoàng Phúc có tài, lại tinh thông địa lý,bèn đến gặp riêng.Hoàng Phúc đứng dậy cung kính thưa:”Tướng công có phải là người Đồng phang không ?”Dụ vương nói:” Phải,sao ông biết ?”

Hoàng Phúc nói:“Tôi biết đã lâu rồi.Tôi xem đất Giao châu này rất quý, các công thần ngày nay đều được phúc địa cả,cho nên mới có hội long vân này.Nhưng đất phát nhiều kẻ quyền quý mà bảo vệ được trọn vẹn thì rất ít,như Nguyễn Trãi người Nhị khê mạch đất ngắn,hoạ tru di thê thảm.Bố con Đinh vĩnh Thái là người Đô kha,đất Đô kha,khí xung tán quý đấy,nhưng dễ suy vong.Những ví dụ như thế kể ra không hết.Duy có đất Đồng phang,mạch đất như tay tiên,các nguồn nước chảy về,tám hướng gió chẳng động,long mạch chín vòng chầu về trục chính mà xuống,qua hàng trăm dặm xuyên rừng vượt sông,đổi cái thô lấy cái tinh,trong năm ngôi sao ngũ hành,đều bao hàm cái ý nghĩa quý giá.Nay lại kết huyệt nơi giáp với sông núi,thành hình chữ Nhất thuộc về văn tinh,ngôi sao chủ về văn học,có ba ụ thần đồng,một ụ đứng riêng, hai ụ bố con,tất sẽ có bố con đỗ đồng khoa.Sách có câu “Đinh long đinh hướng” hướng về đinh mũ son áo tía chật cung đình,đất nhà được kiểu này cho nên con cháu được đông đúc thịnh vượng. Ngũ hành dẫn mạch mà thổ ở giữa là Ngũ khí triều viên cách,huyệt này ngồi trên thổ án,thổ tinh chủ phát về lộc,được ban ruộng đất nhà cửa,khi sống được phong hầu,khi chết được liệt vào đền miếu,không ngoa chút nào”.

Dụ vương nghe những lời đó ngầm thấy đúng,rất khâm phục một thánh địa lý.Nhân đó nhờ Hoàng Phúc chọn đất sinh phần cho cha me.Hoàng Phúc nói : “Chúng ta gặp nhau hôm nay là ý thiên thành,tôi xem làng này có hai huyệt đất quý, thì đều là đất táng của nhà tướng công cả rồi,tướng công còn tìm chi nữa.Tưóng công cần tìm phúc địa để con cháu ngày sau đông đúc,lo kế lâu dài,nhưng cháu con khắc có phúc của cháu con, tướng công cần tich luỹ âm công,đất phúc người phúc ngày sau sẽ có.Tôi vừa bàn về huyệt Kỵ long,vốn là đất quý,đến như huyệt long tuyền bàn tay tiên,chẳng phải là mộ nhà tướng công rồi sao?”. Dụ vương nói phải,và hỏi :Đất ấy phát phúc thế nào?

Hoàng Phúc nói :”Đây là kiểu đất Hồi long tổ cách,ngồi hướng tốn,trông về hướng càn,nguồn nước rất dài,phát phúc rất nhanh và rất lâu,tôi để lại bài ca sau đây về kiểu đất ấy :

Mạch đất long tuyền

Long tuyền nhiễu trên

Miệng mở mặt gì

Huyệt có thổ xiên

Phượng sơn đỡ sau

Quy sơn chầu trước

Trống cờ la liệt

Lọng trống triền miên

Trên dưới giao nhau

Trời hầu giáng phúc

Trai là Quận công

Gái là Hoàng Hậu

Phúc đời nối nhau.

Đất này kim quy ở hướng đoài,tất có Hoàng hậu sinh thánh chúa.Núi Ngũ phượng ôm phía sau,hình thành vẻ cung điện lầu các,đời sau sẽ có nhiều người quý,hai mươi đời sau sẽ có anh hùng cái thế.Tôi lấy mạch đất nói chuyện con người,tướng công nghe xem có đúng không?Đây là đất đinh long,khí vút lên rất mạnh,nhiều vầng sáng quý bao lấy,cho nên sinh ra tính nóng như lửa,tính cương trực hào phóng, ăn nói cởi mở nhưng không thiếu sự suy nghĩ chín chắn,ăn ở đầy đặn chất phác gần gũi mọi người,không làm việc mờ ám.Đây là hình thế đất lượn quanh co,thiên biến vạn hoá,ẩn dấu phong cách,khí tượng tụ vào,tuy nóng nảy cứng rắn mà có đảm lược, tuy cởi mở mà người ta không thể gieo tai hoạ cho mình được.Đời nào cũng có trung thần nghĩa sỹ giúp nước hết lòng,võ tới hàng cao nhất mà có văn học,khoa giáp mãi mãi.Chỉ có “đinh long đinh diện” mới được như thế,có thể nói là trời đền công”.

Dụ vương nghe thấy là đúng,nói:”Những điều ông cho biết rất xác đáng”.Hoàng Phúc nói thêm:”Hôm nay gặp tướng công không biết lấy gì lưu tặng, xin chọn cho tướng công một nơi để xây dựng từ đường,cũng là Kỵ long cách,chữ”nhất” tiếp giáp với núi sông ở phía trước,đó là hướng chính,lấy đó làm nơi hương khói muôn đời”.

Về sau Dụ vương dựng từ đường ở đó,ngay làng Xuân thượng,Thái Tôn đặt tên là Phúc Quang từ đường (năm 1996 naỳ Điện Phúc Quang thờ Ngô Kinh đã được nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử văn hoá ).

Lê Thánh Tôn dựng Thuần Mẫu đường thờ bên ngọai tiên tổ họ Ngô,bên cạnh dựng nhà Phúc Quang làm cung cho Hòang hậu thay áo,sau này đổi gọi là điện Thừa hoa và thờ Quang Thục Hoàng Thái hậu Ngô thị Ngọc Dao.(Tất cả đã bị tàn phá, nay đang được trùng tu lại,địa điểm nay gọi là Làng nhì xã Định hoà huyện Thiệu yên tỉnh Thanh hoá )

Sau khi gặp Hoàng Phúc 10 ngày,nhân lúc bãi chầu,Dụ vương vào tâu vua Thái Tổ,xin tha cho Hoàng Phúc,Thái Tổ chuẩn tấu.

(Năm 1424 nhà Minh triệu Hòang Phúc về nước,dùng Binh bộ Thượng thư Trần Hiệp sang thay.

Hòang Phúc nguyên trước đây làm Công bộ Thượng thư kiêm giữ công việc ở hai ty Bố,Án tại

Giao châu mười tám năm,từ chính sự đến mệnh lệnh đều sắp xếp có đầu mối,có kế họach).

——————————-

Bài Ký ở Từ Đường họ Ngô

Bài của Hoàng giáp Lễ bộ Thượng thư Hà Tông Huân (người Kim Vực) soạn năm BảoThái thứ 8 (1728)

( Dịch từ nguyên văn chữ Hán chép trong phả cũ).

Một nhà mà tụ họp được phúc của trời đất,

Một người mà tiêu biểu được cho muôn đời,

Xét cho cùng là do lòng của tạo hoá,khí số thịnh suy không phải bàn nữa.

Nhưng trước hết phải có gốc,giữa phải có nối tiếp, sau mới có sở thành.

Muốn có phúc lớn,phải lấy khó khăn mà thử thách,kiên trì tấm lòng tích phúc rồi phúc sẽ đến lâu dài.Muốn có điều tốt lành trước hết phải gặp ngang trái,để rèn cái chí tu thân,rồi sau điều thiện sẽ được báo đền mãi mãi.Thiện và phúc được báo đền là ứng với khí vận,tầm thường trở nên thần kỳ,rèm lau trở thanh lầu các,trước hèn sau quý,trước nhục sau vinh,trước không sau có,người anh tài của non sông làm nên vẻ mới không có điểm mở ra sao được như thế.

Cha con Ngô tướng công ở châu ta, là bậc khai quốc công thần,cháu con là bậc danh tướng đời trung hưng,Nhất môn chu tử,vạn đại chi lan,người nói là nhờ đất phát phúc,tôi nói là trời báo đức. Người được phúc là nhờ các bậc tiên thế tích luỹ âm công,trời cho phúc,đất quý bồi đắp thêm,một gốc hai thân (nhất căn nhị bản) ngàn vạn cháu con,đó chính là cái gốc ban đầu vậy.

Từ tướng công về sau các bậc vương công hầu bá,quan chức khoa danh trải trên trăm năm,với hai trăm người con ưu tú,tất cả đều trung trinh một dạ,giúp nước hết lòng,ân huệ khắp cho dân,niềm vui lớn để mãi cho con cháu,âm vang mãi trong tai mắt mọi người,đó là cái giửa nối tiếp.Ngày sau nói lại chuyên ấy,thuật lại việc ấy,điều thiện cùng so với núi Quy núi Phượng,mãi mãi kết đọng dòng tuấn tú, điều phúc cùng sánh với sông Mã sông Lương mãi mãi ngưng đọng tinh anh,Đồng Phang mâĩ mãi là nơi cát địa,Hoang Phúc không thể nói hết được ý nghĩa,ông Quách cũng có chổ chưa hiểu thấu,ngàn vạn năm sau vô cùng vô tận,đó là điều sở thành của người sau vậy.

Tôi vẫn nói là trước hết con người làm nên phúc,sau mới nói trời báo đức,sau nữa mới nói đất này phát phúc,những sở thành về sau là nhờ cái kế tiếp ở khoảng giữa,bắt nguồn từ cái gốc ban đầu.Ban đầu là cái gốc,xem ra lòng tạo hoá đúng như thế.

Phúc tra Kiểu đất Kỵ Long,Hồi Long

Sau ngày Thánh Tôn đã làm vua,các con trai Ngô Từ (anh em với Thái hậu) có nhiều công lao từ phế Nghi Dân lập Thánh Tôn,đến bình Chiêm mở rộng cõi bờ,rất được nhà vua tin cậy,thành cận thần cận tướng,có nhiều uy tín trong triều.Lúc bấy giờ có kẻ nói ra nói vào”Long mạch nhà họ Ngô rất quý,đời đời có người có công lao lớn, nên tìm cách xử trí đi” .

Thánh Tôn nói:Đất ấy sinh ra những người trung thành,làm gì phải quá lo như vậy.

Tuy nói thế vẫn sai thầy địa lý người Trung quốc là Ông Quách đi xem lại mồ mả tổ họ Ngô.Ông Quách đi xem lại, về tâu :Đất ấy Hoàng Phúc đã luận rõ ràng rồi,nói đúng như sách nhất nhất không sai,bên chùa một huyệt đất gọi Kỵ long,mặt trước có rồng ngựa chầu vào,mặt sau có thổ long làm chổ tựa,huyệt này giống như hình ngọc nữ soi gương,đó là điềm sinh Thánh nữ,có mẹ như thế thì có con như thế.Bệ hạ bẩm tính thông minh,tuy là kết đọng cái tốt đẹp của Lam sơn, nhưng cũng còn là chung đúc tinh anh của Sông Chuỳ thuỷ.

Lại ở Bờ Đó một huyệt thế gọi Hồi long, nơi ấy sinh ra con trai cao quý,con gái trinh thục,hơn hẳn các kiểu đất khác,đời đời xuất hiện kẻ trung thần,vì nước hết lòng không có sự phản loạn.Không nên nghe những lời dem pha xằng bậy,ví như cây kia có bồi vững gốc,mới mẩy bông nặng hạt,mấy năm sau cho ta thức ăn đồ dùng,gỗ làm rường cột,cái lợi đó lớn lắm.

Thánh Tôn nói đúng là như thế. Bèn sai đi tìm đất sinh phần cho bà ngoại và mẹ.

DÒNG NGÔ KINH

Chương Khánh Công Ngô Từ (1370-1453)

Truyền thuyết , phả cũ chép :Thủa hàn vi,Ngô Kinh đi cày ở sách Khả lam.Trời mờ sáng,thấy con vật lạ giống con rắn dài vài trượng,từ trong núi ra,trên không có đám mây màu vàng bay là là, con vật dương vây lượn vài vòng rồi bay vút lên không.Cùng đêm ở nhà bà vợ thấy con rồng đỏ trong buồng đi ra,theo sau là con rồng vàng,vảy đỏ như son,ánh sáng toả ra khắp nhà, cả hai con cùng bay lên trời.Lúc này bà đang mang thai nên rất mừng vì thấy điềm lành.

Đến ngày bà trở dạ,Ngô Kinh đang cày ruộng,cảm thấy mỏi mệt,nằm xuống bờ ruộng ngủ thiếp đi, mơ thấy một người mũ cao áo rộng tự xưng là Tào tinh quân, nói Ngọc Hoàng Thượng đế sai xuống đầu thai vào nhà ông,tỉnh dậy vội về nhà,bà đã sinh con trai,đặt tên là Từ,ngày 2 tháng 2 năm canh tuất,niên hiệu Thiệu Khánh triều Trần 1370.

Ngô Từ có tướng mạo dị thường,mình cao 7 thước rưỡi (thước xưa), mặt nổi nhiều ngấn,mũi to tai rộng,tính tình trung hậu,ít nói.Lê Khoáng giao cho trông nom Lê Lợi từ khi còn nhỏ (hơn Lê Lợi 15 tuổi).Bà chính thất Đinh thị Ngọc Kế,người thôn Đô kha xã Đô kha.Ngày trước ông Đinh thế Bính lấy bà Trần thị Ngọc Huy con gái Tướng công họ Trần dòng dõi Trần nhật Duật,ở An lão huyện Thư trì,sinh Đinh Lễ.Đinh Lễ lấy bà Bùi thị Liễu sinh Đinh thị Ngọc Kế và Đinh vĩnh Thái.Bà sinh năm giáp thìn 1364.Khi chết Thánh Tôn sai thầy chọn đất chôn ở An lão,dựng đền thờ, cấp tự điền.

Bà thứ hai là Đinh thị Ngọc Son con gái Đinh vĩnh Thái (với bà Chính thất là cô cháu) được phong Dung Huệ Chiêu cẩm Hoàng kiền, hiệu Từ nhân Quận phu nhân.Mất ngày 8 tháng 3,Lê Thánh Tôn sai thầy chọn đất táng ở xứ Bạch long xã Kỳ la huyện Kỳ hoa trấn Nghệ an (nay là đất huyện Cẩm xuyên tỉnh Hà tĩnh), dựng đền thờ,cấp tự điến 150 mẫu,người nhà Nguyễn văn Bảng, Nguyễn văn Phong cùng dân địa phương cày cấy phụng tự. Tục gọi Hoàng Kiền Bà.

Hai bà sinh 11 con trai,8 con gái.(Xem ở phần thế thứ)

Trước ngày khởi nghĩa Lam sơn,Lê Lợi hỏi ý kiến Ngô Từ về việc dấy binh.Ngô Từ bàn:”Thế quân Minh đang mạnh,chúng vừa dẹp xong các cuộc nổi dậy ở các nơi, lực lượng ta còn mỏng(lúc này mới có 350 người) dấy binh sớm e rằng sẽ gặp khó khăn,ta hãy nán lại ít lâu, liên lạc với các nơi,tổ chức thêm lực lượng, khi có thời cơ tốt mới dấy binh,mới là thượng sách”.

Lê Lợi nói:”Quân Minh tàn bạo,dân tình cực khổ lắm rồi,để lâu ngày chúng sẽ vững chân đứng hơn, sẽ khó thêm cho ta.Lực lượng mỏng thì vừa đánh vừa tổ chức”.

Đầu năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam sơn,Ngô Từ xin theo ra mặt trận,Lê Lơi khuyên:”Binh lương là hai việc rất cấp thiết lúc này,ta chưa biết giao cho ai.Nhà ngươi cần phải ở lại Lam sơn,cùng ông cụ thu nạp nhân tài các nơi về, sản xuất nhiều lương thực gửi ra mặt trận,để ta chuyên ý cùng các tướng lo việc ra quân,bên trong là việc điều binh,lương,bên ngoài là việc phòng kẻ địch dòm ngó,hai việc đó nhà ngươi phải hoàn toàn đảm nhiệm.Người xưa nói công giữ gìn căn cứ địa và công đánh giặc ngang nhau,nhà ngươi thấu hiểu ý ta nói chứ?”.

Ngô Từ tiến cử Nguyễn Trãi rất được lòng Lê Lợi, lại tiến cử Đinh Liệt ,Bùi Bị đều là danh tướng,được ví như Sầm Bành Mã Võ của Lê Lợi.

Ngày Lê Lợi mới dựng cờ khởi nghĩa truyền hịch kể tội quân Minh,Nội quan Mã Kỳ vừa được vua Minh cử sang làm Thái liệu sứ (thu thuế cống) đóng quân ở Tây đô,nghe tin nghĩa quân nổi dậy, kéo quân đàn áp.Được một Việt gian dẫn đường,Mã Kỳ thình lình đánh úp quân khởi nghĩa.Lê Lợi lúc đó lực lượng còn yếu chống đỡ không nổi,thua chạy lên miền thượng du,đóng quân ở Trịnh cao châu Quan hoá.Mã Kỳ bắt được nhiều tướng lĩnh của Lê Lợi,bắt vợ con Lê Lợi,quật mồ mả tổ tiên họ Lê.

Riêng Lê Lợi hai lần suýt bị bắt,một lần lẩn trốn được vào nhà một nông dân,một lần nhờ có con chồn chạy ra làm cho quân Minh nhầm hướng, theo đuổi con chồn nên thóat nạn.Sau ngay lên làm vua,ông thờ người nông dân, mỗi lúc cúng kỵ có món thịt khỉ,món cá diếc,là hai món ăn ông bà nông dân cho ông ăn khi gặp nạn;lại tạc tượng một người phụ nữ mình người đầu chồn để trong cung để nhớ ơn người đàn bà linh thiêng đã giúp ông thoát đại nạn.

Từ Quan hoá,Lê Lợi cùng một số tướng trung kiên như Đỗ Bí, Nguyễn Xý rút lên núi Chí linh( thuộc đất Thường xuân Lang chánh).Ở đây bị quân Minh vây khốn,không có gì ăn, Ngô Từ phải dùng đến lực lượng trẻ chăn trâu cắt cỏ, dấu cơm nắm lương khô vào cỏ rác,đặt vào các bụi rậm quanh nơi dấu quân, đêm đêm quân lính ra xục tìm mang về chia nhau chống đói.

Ngô Kinh, Ngô Từ vừa sản xuất lương thực vừa tuyển quân gửi ra mặt trận,vừa tổ chức phục binh đánh lui nhiều cuộc vây ráp của địch hòng tiêu diệt căn cứ.Phàm những việc Lê Lợi dặn dò uỷ thác đều làm tròn.Năm 1423 tạm thời hoà hoãn với quân Minh, Lê Lợi đem quân về Lam sơn củng cố,ban thưởng công lao, phong Ngô Kinh Kiên tường Hầu,Ngô Từ Bàng khê Hầu.Con cháu trưởng thành đều ra mặt trận.

Năm mậu thìn 1427 ,thiên hạ được bình định. Nhân dịp phong tước cho các công thần Phạm văn Xảo, Lê Vấn, Lê Lợi nói với các tướng :”Các khanh theo Trẫm ra trận được cung cấp đầy đủ lương thực, đó là công của cha con Ngô Kinh, Ngô Từ.Trong khi chưa khởi binh Ngô Kinh là gia nô của Tiên khảo, Ngô Từ là nô thần của Trẫm.Ban đầu khởi nghĩa, Ngô Từ là người quyết mưu trước nhất,Trẫm và các khanh mưu việc thiên hạ,ẩn náu nơi núi rừng trông nhờ vào cha con Ngô Kinh, Ngô Từ giữ gìn căn cứ địa,cung cấp lương thực,bổ sung lực lượng binh sỹ. Xưa vua Hán Cao Tổ được thiên hạ, quy công cho Tiêu Hà giữ đất Quan Trung,không ngừng cung đốn lương thực là công bậc nhất.Nay cha con Ngô Từ có công giữ gìn căn cứ, lại có công đánh giặc, xứng đáng được phong Đệ nhất công thần”.

Nhà vua ban quốc tính và phong chức tước cao.Ngô Kinh Hưng quốc Công,Ngô Từ Chương khánh Công.Về sau Ngô Kinh được phong: Bảo chính Công thần Nhập nội Kiểm điểm Thượng tướng quân,tặng thuỵ Dụ khê Thượng sỹ,bảo phong Quang liệt Đại vương. Bà Lê thị Quỳnh Hoàn được phong Á Quận phu nhân Dụ Tâm quý nương.

Ngô Từ được Lê Thái Tổ cho lấy họ nhà vua,đổi là Lê Từ.Sau này Lê Thánh Tôn phong tặng Dụ Vương,bảo phong Diên ý Dụ Vương Chương khánh Công, cho lấy lại họ Ngô.

Về sau vua Gia Long triều Nguyễn lên ngôi,chọn các Khai quốc công thần lục phong,triều Lê chọn được 15 người,Ngô Từ được chọn xếp vào hàng hai, cho một người con cháu trong dòng trưởng được miễn mọi thứ sưu dịch,lo việc hương khói từ đường.

Trong buổi gặp gỡ với Hoàng Phúc,Hoàng Phúc có nói :”Nay tướng công có diện mạo phù hợp với địa mạch ấy,phúc lộc của tướng công chưa biết đến đâu mà lường,vả lại hưởng phúc tại tâm,không phải tại tướng,có tâm tốt đất phúc bồi thêm,phúc tướng mà thành thời phúc lộc đi theo.Tướng công trung hậu hơn người,mặt có tướng lạ (nhiều ngấn), mình có tướng phong thuộc thổ,con cháu sẽ đông đúc nửa thiên hạ,vài mươi đời sau ắt có cái thế anh hùng xuất kiến”.

Sinh 11 con trai 8 con gái truyền đến ngày nay hàng triệu cháu con cư trú khắp miền đất nước.Con trai đều là Đại tướng, có bốn người được phong Quốc công,con gái đều lấy chồng Công thần,có Thái hậu sinh ra Minh chúa.

Xem qua lịch sử triều Hậu Lê,thấy tất cả công thần đều theo giúp Lê Lợi đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh,dành lại độc lập dân tộc,nhưng đau đớn thay”Điểu tận cung tàn”, không mấy người thoát khỏi vòng ganh tỵ hiềm nghi và oan trái đi theo,riêng Chương Khánh Công Ngô Từ trước sau được các đời vua nối nghiệp và triều đình trọng vọng,công lao trọn vẹn cho đến về già .Ông mất ngày 28 tháng 3 năm qúy dậu 1453,thọ 84 tuổi.

Ngô Thị Ngọc Dao Quang Thục Hoàng Thái Hậu (1420-1496)

Con gái vào hàng thứ sáu trong tám con gái Ngô Từ.Phả cũ chép:Khi sinh Ngô Thị Ngọc Dao bà mẹ thấy Tiên trên cung trăng xuống nhà, tỉnh giấc trong nhà có mùi hương lạ, trong không trung có tiếng nhạc âm điệu khác thường.Lớn lên Ngọc Dao thường ở bên ngoại,khi ra đồng làm ruộng có đám mây ngũ sắc che trên đầu, trẻ chăn trâu thường đi theo đều được che mưa nắng.

Năm 1434 Nguyên Long lên ngôi, nhớ Dụ Vương có nhiều công lao,bề tôi huân cựu của triều đinh,đến nhà thăm,nhìn thấy Ngọc Thung liền vừa ý, tuyển vào cung.

Năm Thiệu Bình thứ 2 (1435) Ngọc Dao vào cung thăm chị,Nguyên Long trông thấy lại vừa ý,tuyển vào cung phong Tiệp Dư (Tiệp Dư là bậc cung tần sau tam phi và cửu tần,đứng đầu sáu chức cung giai, lo việc tiếp khách trong cung,phẩm cấp tương đương tước Hầu của triều đình).Ngọc Dao chọn con em các nhà dạy lễ nghi, lễ đối với người trên,lấy ân đãi người dưới, tư cách cử chỉ ăn nói …Nguyên Long rất yêu quý,sinh con đầu lòng là Công chúa Diên Trường,năm 1442 sinh Tư Thành (Vua Lê Thánh Tôn).

Nguyên Long vốn là ngươi có tính khí thất thường,ham chơi ,Lê Lợi vì giữ lời hứa trước kia với người đã khuất nên truyền ngôi.Khi đã làm vua rồi,được bọn nịnh thần xúi bẩy làm nhiều điều không hay, lại thêm bà phi thứ tư Nguyễn Thị Anh hay xúc xiểm hãm hại người lành,làm cho trong cung ngoài nội xẩy ra nhiều vụ việc không lành mạnh.Lúc bấy giờ có Nguyễn Thị Lộ,một vợ trẻ của Nguyễn Trãi được Nguyên Long đưa vào trong cung trao chức Lễ nghi học sỹ dạy các cung nữ, gặp Ngọc Dao,hai người thành bạn thân.Nhân đó Ngô Từ và Nguyễn Trãi muốn thông qua hai ngưòi,tìm cách ngăn chặn bớt những việc làm không hay của nhà vua,dần dần làm cho nhà vua tỉnh ngộ,mà cứu vãn tình thế.Hai người đã giúp Nguyên Long thấy ra được một số vấn đề,đã mời Nguyễn Trãi trở ra giúp lo việc an dân trị quốc.

Nhưng rồi nhà vua trẻ quá ham chơi,lại nghe lời dèm pha của lũ nịnh thần, lại phế bỏ Nguyễn Trãi,Nguyễn Trãi buồn chán xin về Côn sơn nghỉ.Sau một thời gian lâu Nguyên Long lại mời Nguyễn Trãi ra làm quan,tuy là quan Triều đình, nhưng vẫn được ở Côn sơn,thỉnh thoảng mới về triều.

Nguyên Long có nhiều vợ,trong đó có Dương Thị Bí sinh Nghi Dân,Nguyễn Thị Anh sinh Bang Cơ,Huệ phi Lê Nhật Lệ và Ngô Thị Ngọc Dao.Con trai đầu là Nghi Dân đã được lập làm Thái tử, Nguyễn Thị Anh sinh Bang Cơ bèn xúi dục nhà vua tìm cớ phế Nghi Dân lập Bang Cơ mới hai tuổi lên làm Thái tử.Thấy Huệ phi Lê Nhật Lệ là con gái Lê Ngân,người đang có quyền cao trong triều,nếu sinh con trai thì ngôi Thái tử của con mình là Bang Cơ dễ bị lung lay,bèn bày mưu hiểm độc hại Nhật Lệ,nói với Nguyên Long là trong nhà Lê Ngân có điện thờ ngày ngày cầu khấn cho nhà vua yêu quý Huệ phi.Nha vua sai quan đến nhà xem xét ,quả có điện thờ, bèn triệu Lê Ngân vào cung hỏi tội và buộc uống thuốc độc chết,giáng Huệ phi xuống hàng Tu dung, trong số cửu tần.

Hãm hại được Huệ phi,lại nghe câu chuyện Ngọc Dao mộng Kim Đồng,lại đang có thai (Nguyên sau ngày sinh con gái,Ngọc Dao đi cầu tự ở chùa Huy văn, mộng thấy sứ giả áo đỏ dẫn lên Thiên đình, Thượng đế sai Kim đồng xuống đầu thai, Kim đồng không chịu đi,Thượng đế giận cầm hốt ngọc đánh vào trán,chẩy máu,Kim đồng sợ quá chịu đi.Thượng đế lại sai Ngọc nữ xuống trần để làm bạn với Kim đồng,Ngọc nữ đầu thai vào nhà họ Nguyễn,Tư Thành sinh ra có sẹo ở trán,lớn dần thành hình chữ vương,ấy là truyền thuyết về chuyện mộng Kim đồng).Nguyễn Thị Anh nghĩ rằng nếu Ngọc Dao sinh quý tử thì sẽ dành mất ngôi Thái tử của con mình,phải trừ ngay Ngọc Dao trước ngày sinh nở,bèn xúc xiểm với nhà vua là Ngọc Dao có dính líu vụ Huệ phi, đang có âm mưu giết Thái tử.Lại tính ra là Ngọc Dao có thai đã quá 10 tháng mà chưa sinh,rõ ràng là yêu quỷ hiện vào báo hại hoàng gia,

Nguyên Long cả nghe xúc xiểm ,sai cung nỏ nhằm bụng chửa của Ngọc Dao mà bắn để trừ ma quỷ .Vừa lúc có vị Hoàng thân biết chuyện,can thiệp nên Ngọc Dao không bị bắn mà chuyển tội voi dày.Nguyễn Trãi bảo Nguyễn Thị Lộ can gián,Nguyễn Thị Lộ khuyên nhà vua không nên nghe lời xúc xiểm không đâu mà làm một việc quá thất đức.Nhà vua nghe lời Thị Lộ,cho Ngọc Dao được ra ở chùa Huy Văn.Được Nguyễn Thị Lộ chăm lo săn sóc,Ngọc Dao sinh con trai là Tư Thành (Tư Thành chào đời trong chùa Huy Văn,nơi gốc cây chuối sau sân chùa). Tất cả mọi chuyện đều đến tai Nguyễn Thị Anh, kết thành mối thâm thù giữa Nguyễn Thị Anh với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.Chùa Huy Văn vẫn chưa phải là nơi an toàn,Nguyễn Trãi thu xếp cho mẹ con Ngọc Dao lánh ra An Bang (Quảng Yên ngày nay).

Vụ án Lệ Chi Viên – Tháng 9.1442

Nguyễn Trãi là một Đại công thần của Lê Lợi,có tài lại thẳng thắn,bị một số quyền thần ghen ghét.Cũng đã từng bị Lê Lợi,ông vua đa nghi hiếu sát,cầm hãm hơn ba tháng,sau lại dùng.Lê Lợi mất, Nguyên Long lên ngôi,vốn là người có tính khí thất thường,ham chơi, hay nghe xu nịnh xúc xiểm dèm pha,bỏ không dùng Nguyễn Trãi.

Lúc mới về Thăng Long,Nguyễn Trãi gặp cô gái bán chiếu,qua vài vần thơ xướng hoạ thành vợ chồng,cô gái là Nguyễn Thị Lộ, vốn quê huyện Hải Triều tỉnh Thái Bình, ở với mẹ ở Hồ Tây, vừa đẹp vừa trẻ (mới 16 tuổi), văn hay chữ tốt,dễ mến.

Ngô Từ tuy là bậc Huân thần được trọng vọng,nhưng tuổi cao,không còn tham dự triều chính,lo lắng cho vận mệnh nhà Lê,biết nhà vua trẻ mến Thị Lộ,bèn khuyên Nguyễn Trãi để cho Nguyễn Thị Lộ,người con gái có đức có tài sắc vào cung dạy cung nữ ,thông qua Thị Lộ mà tìm cách khuyên răn nhà vua ,ngăn chặn những việc làm sai trái.

Nguyễn Thị Anh cấu kết với bọn gian thần tìm mọi cách hãm hại Nguyễn Trãi,sai nội giám Tạ Thanh tung tin nhà vua có tình ý với Nguyễn Thị Lộ để ly gián Nguyễn Trãi và nhà vua.

Ngày 30 tháng 7 năm Nhâm tuất (3-9-1442) Nguyên Long đi duyệt võ ở núi Chí Linh, khi về ghé Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi, lúc đó Nguyễn Thị Lộ cũng đang có mặt ở Côn Sơn.Thị Lộ được lệnh theo nhà vua về Thăng Long.

Ngày 7 tháng 9 trên đường về kinh, xa giá nhà vua dừng nghỉ ở Lệ Chi Viên ( Trại Vải, thuộc xã Đại Lại huyện Gia Bình).Nguyễn Thị Anh vốn sẵn có âm mưu giết chồng là Vua Nguyên Long,để con mình sớm lên ngôi,khỏi bị rơi vào tay nguời con nào khác.Lại có mối thâm thù với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ, chớp thời cơ”bắn một mũi tên diệt cả hai mục tiêu”.

Ngoài nguyên nhân nói trên, đương thời còn có dư luận là trước khi vào cung làm phi ,Nguyễn Thị Anh đã dan díu với Lê Nguyên Sơn,một tôn thất nhà Lê,đã có thai được vài tháng,mới vào cung được 6 tháng đã sinh Bang Cơ.Khi đã nắm được quyền hành,Nguyễn Thị Anh đưa Lê Nguyên Sơn lên chức Hình bộ Thương thư,cùng nhau cấu kết với gian thần,hãm hại trung lương,đã giết hại hai Thái giám Đinh Thắng,Đinh Phúc,là hai người ở trong cung hầu hạ Vua biết rõ câu chuyện,để bịt khẩu.Đó là nguyên nhân chủ yếu của âm mưu thí chồng cướp ngôi,vì rất có thể bị lộ nếu Nguyên Long còn.

Nghỉ lại Trại Vải,đêm đến Nguyên Long bị cảm bệnh chuyển sang trầm trọng,giờ Dần thì mất.Các quan hộ giá dấu kín,đưa thi hài về Thăng Long,hai ngày sau mới công bố.Bang Cơ lên ngôi vua,Thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính.Sẵn có quyền lực trong tay,Nguyễn Thị Anh nắm lấy việc đó,bày kế trả thù.Nguyễn Thị Lộ bị bắt tống ngục.Nguyễn Trãi đang đi kinh lý Đông Bắc,nghe tin vua băng hà,vội về Thăng Long,bị bắt luôn.

Bọn gian thần vốn ghét Nguyễn Trãi hùa vào thêu dệt thành vụ án thí nghịch.Nguyễn Thị Lộ bị tra tấn hết sức dã man,quan chấp pháp chỉ đặt một câu hỏi :Có phải mày đã đầu độc Đại Hành Hoàng đế,mà chủ mưu là Nguyễn Trãi không ?

Không chịu nổi đòn tra tấn quá dã man,Nguyễn Thị Lộ đành nhận tất cả những gì mà hình quan đặt ra theo một lệnh trên nào đó.Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc,toàn gia quyến bị bắt,gái thì sung làm nô tỳ nhà quan,hoặc trong cung,trai thì chờ ngày ra pháp trường .Đó là ngày 19 tháng 9 năm 1442.

Một người vợ lẻ của Nguyễn Trãi đang mang thai,đi chợ vắng nên trốn được,tên là Phạm Thị Hảo,được người học trò của Nguyễn Trãi tên Lê Đàm đưa trốn lên Ai Lao,sinh con trai đặt tên Phạm Anh Vũ.

Năm Quý hợi 1443, Bang Cơ làm vua lấy niên hiệu Thái Hoà,Nguyễn Thị Anh nhiếp chính,gian thần lộng hành,mẹ con Ngô Thị Ngọc Dao phải lánh ẩn ở vùng An Bang ,vào chùa ẩn náu.Con cháu Ngô Từ nhiều người phải đi lánh nạn,thời gian khá lâu,cho nên nhiều người không trở về,trở thành thuỷ tổ nơi xa.

Nghi Dân vẫn nuôi chí báo thù dành ngôi báu.Được 17 năm,vào năm Diên Ninh thứ 6 (1459) Nghi Dân cùng tay chân là bọn Phạm Đồn, Phan Ban,Trần Tuấn đang đêm lẻn vào cung giết chết Thái hậu Nguyễn Thị Anh và Vua Bang Cơ, tự lập làm vua lấy niên hiệu Thiên Hưng.Nghi Dân phong Tư Thành làm Giả Vưong bắt ở trong cung,Ngô Thị Ngọc Dao thì cho ở chùa Huy Văn,mỗi tháng cho con ra thăm mẹ một lần.Đã mấy lần Nghi Dân tìm cách hãm hại Tư Thành nhưng không thành.

Ở ngôi Nghi Dân chỉ lo trả thù báo oán, đam mê tửu sắc,dung túng tay chân hà hiếp cướp bóc,hãm hại người hiền,tháng 5 năm sau các quan đại thần Đỗ Bí, Lê Thụ bàn mưu phế lập,bị bại lộ,đều bị hại (Lê Thụ là con rể Ngô Từ).Trong triều lúc bấy giờ có các đại thần Thái bảo Lê Xý (tức Nguyễn Xý),Thái bảo Lê Liệt (tức Đinh Liệt) và các con Ngô Từ,bàn mưu phế lập.Thời Bang Cơ và Nguyễn Thị Anh,Đinh Liệt đã bị tống ngục 4 năm liền,vẫn không sờn chí. Nguyễn Xý giả mù mắt xin nghỉ ở nhà điều dưỡng,Nghi Dân vẫn nghi ngờ, bí mật cho người theo dõi .Các đại thần trung thành vẫn tiếp tục bàn mưu phế lập (trong con cháu Ngô Từ có nhiều người tham gia, cầm đầu là Ngô Khế), chờ thời cơ khởi sự.

Ngày mồng 6 tháng 6 năm kỷ mão 1459 có buổi chầu sớm,vừa khi tan chầu,Thái bảo Nguyễn Xý ra ám hiệu,các tướng đánh tan ngay bọn gian thần cướp ngôi ở cửa Sùng Vũ, chém chết Phạm Đồn, Phan Ban, Trần Tuấn ngay trước Nghị sự đường,giữ chặt Cấm binh,đóng cửa thành, chia nhau đi lùng bắt hết lũ nghịch đảng hơn trăm người,đem giết hết,đưa Nghi Dân ra khỏi cung,giáng làm Dương Đức Hầu,giam vào ngục.

Các quan hội bàn việc tôn lập,Nhập nội Kiểm điểm Lê Lăng,Ngự tiền hậu quân tông tri Lê Nhân Thuận bàn đón rước Cung Vương (một ông Hoàng con Lê Lợi),nhiều ý kiến đón rước Tư Thành.Cung Vương một mực từ chối,bèn rước Tư Thành lên ngôi lấy niên hiệu Quang Thuận năm thứ nhất (1460).Triều đình luận tội Nghi Dân,đề nghị xử tử.Tư Thành nói: Nghi Dân giết em lên ngôi bị xử tử,nay ta lên ngôi lại giết anh,sao khỏi ngày sau dị nghị.Nghi Dân khỏi bị tử hình,Lê Lăng đưa giải lụa vào ngục cho Nghi Dân tự thắt cổ chết trong ngục.Về sau Lê Lăng, Lê Nhân Thuần cùng bị hại vì việc đề xuất tôn lập Cung Vương.

Ngô Khế, Ngô Lan được Tư Thành rất tin cậy,mỗi lần nhà vua đi đâu Ngô Khế, Ngô Lan giữ chức Tả Kiểm điểm đi theo hộ giá,

Lên làm vua Tư Thành ra chùa Huy Văn đón mẹ vào cung,Ngô Thị Ngọc Dao nói: “Nay mẹ tuổi đã cao,ăn chay niệm Phật đã quen,con để mẹ ở ngoài chùa này,cho yên tĩnh tuổi già”.Nhà vua bèn sai dựng thêm điện cho mẹ ở,tôn làm Quang Thục Hoàng Thái hậu ,hàng tuần ra chùa thăm mẹ.

Sau ngày Tư Thành đã làm vua,có lần trong cung mừng thọ, đông đủ mặt nhạc công ca nữ, trong đó có cô gái họ Nguyễn, vì vụ án Lê Chi Viên nên phải theo mẹ vào làm nô tỳ,không được vào giáo trường học múa hát,lại bị chứng ngọng không nói được,nhưng lại có nhan sắc tuyệt trần,ngồi gõ nhịp cho một bà hát.Ngọc Dao nhìn thấy cô gái hao hao giống người trong mộng, bèn bảo: Sao bà không để cô gái kia hát thay cho.Bà kia thưa, cháu ngọng không hát được xin miễn thứ cho cháu.Ngọc Dao nóí hát ngọng cũng được,cứ hát nghe xem.Cô gái đứng lên vái tạ,hát rằng:

Dao tạ đan trì biệt nhất thiên

Thốn tâm quỳ hoác vọng huyền huyền

Thái dương cảnh ngượng kim hội ngộ

Nguyện tiệp dư huy liễu túc duyên.

Nghĩa : Ngày chia tay ở đan trì đã lâu rồi

Tấc lòng thanh đạm trông nhớ bâng khuâng

Ngẩng trông mặt trời đã chiếu đỉnh đầu

Xin tiếp ánh dương nối lại duyên xưa.

Giọng hát trong sáng có duyên,du dương như tiếng hạc lưng trời,nhà vua bảo hát tiếp.

Hát rằng : Tiêu dao nguyệt hạ uổng huê cầm

Sơn thuỷ bằng thuỳ giải ngũ âm

Kim nhật tương phùng nguyên hữu ước

Khả kham cô phụ tích niên tâm.

Nghĩa : Tiêu dao ngày tháng uổng tay đàn

Sông núi nhờ ai tỏ tấc non

Gặp gỡ hôm nay đà có hẹn

Tâm tình ngày trước phụ sao nên.

Nghe câu hát nhà vua không vừa lòng, mắng rằng ca nữ sao hỗn láo, dám khêu gợi người ta thế, Thái Hậu cười nói lại với nhà vua câu chuyện trong mộng,rồi tuyển cô gái vào cung.

Minh oan cho Nguyễn Trãi

Có lần Lê Thánh Tôn ra chùa thăm mẹ,về muộn,trời nhá nhem tối.Tiễn chân ra cổng mẹ đi trước con đi sau, có bà già quỳ mọp giữa đường,Ngọc Dao đỡ dậy hỏi han,bà già nói:” Nhà tôi có nỗi oan tầy trời đã mấy mươi năm nay,phi bà Thái hậu thì không ai giải oan cho nhà tôi được,vậy nên dù biết vào đây là phạm trọng tội,tôi vẫn liều chết mong bà Thái hậu minh oan cho”.Nói xong đưa lên lá đơn viết sẵn.

Mẹ con trở vào chùa xem kỹ lá đơn, Nhà vua không hiểu đầu đuôi câu chuyện, Thái hậu nói :”Mọi việc bà cụ trình trong đơn đều là sự thật. Sở dĩ lâu nay mẹ chưa nói cho con hay là vì con có biết cũng chưa ích gì.Vả lại con còn ít tuổi, sợ có hành động không hay”. Bà bèn kể lại rõ ràng đầu đuôi câu chuyện cho Nhà vua nghe.

Trở về cung Nhà vua suy nghĩ khá lâu. Nhân trong một buổi thiết triều, Nhà vua sai quan đọc to lá đơn cho tất cả triều thần cùng nghe.Triều thần đề nghị minh oan cho Nguyễn Trãi,Nhà vua nói” “Tiền triều kết án Nguyễn Trãi có đầy đủ chứng cứ pháp lý,nay muốn xoá bản án ấy cũng phải có đầy đủ chứng cứ, có thế mới rõ ràng minh bạch”.Bèn xuống chiếu thông báo trong khắp dân gian,ai biết rõ chi tiết vụ án Lệ Chi Viên,viết sớ dâng về triều,nếu là quan sẽ được thăng hai cấp,dân thường được thưởng to,nếu là tội tù,nhẹ thì được tha,nặng thì giảm án,tử tù được miễn tội chết.

Không lâu triều đình nhận được lá sớ từ Lạng Sơn đệ về, kể rõ vụ án được dàn dựng như thế nào, đầy đủ mọi chi tiết,người dâng sớ là cháu họ Nguyễn Thị Anh,làm chức Ngự sử thời Bang Cơ,vì trong một tối đỏ đen bị cháy túi vì cờ gian bạc lận của tay Thái giám Tạ Thanh,nên đã quá tay đánh chết Tạ Thanh,bị tội đồ đày đi Lạng sơn.

Tháng 7 năm 1464,Triều đình xét xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi, truy phong Kim tử Vinh lộc đại phu Tán Trù Bá,cấp trả lại một trăm mẫu tự điền.Sai tìm xem con cháu còn ai,Phạm Bật đưa Phạm Anh Vũ,người vừa thi đỗ Hương cống ra trình, liền cho làm chức Đồng Tri châu.(Theo gia phả họ Nguyễn thì dòng dõi Phạm Anh Vũ đến nay vẫn giữ họ Phạm,cư trú ở huyện Cẩm Thuỷ tỉnh Thanh Hoá).

Kim Hoa Nữ sỹ Ngô Chi Lan

Nguyễn Thị Lộ lấy Nguyễn Trãi không có con, Ngô Thị Ngọc Dao giới thiệu cháu gái là Ngô Chi Lan ,là cháu nội Dụ vương Ngô Từ, con Thanh Quốc công Ngô Khế em Ngô Thị Ngọc Dao làm con nuôi,đổi tên là Nguyễn Hạ Huệ.Lớn lên văn thơ nổi tiếng,lấy chồng là Tiến sỹ Phù Thúc Hoành dạy ở Quốc tử giám,ngày thường Ngô Chi Lan xướng hoạ với các bạn thơ của chồng,ai cũng phục tài.

Thời Lê Thánh Tôn, Ngô Chi Lan làm nữ Học sỹ dạy cung nữ trong cung.Tuy là phụ nữ lại không phải là thành viên Tao đàn Nhị thập bát tú,nhưng vì thơ văn nức tiếng,được nhà vua là Tao đàn Nguyên soái ưa chuộng,thường được dự các buổi bình thơ, rất được ưu đãi,được ngâm các tác phẩm mới sáng tác của mình.Tác phẩm “Vịnh mùa đông” được nhà vua trực tiếp tặng một đỉnh vàng,tác phẩm “Vịnh mùa thu” được thưởng một chiếc áo quý,các Tao đàn tướng phải ghen tỵ. Thường được đi theo Vua du ngoạn.Có lần theo Vua du ngoạn núi Vệ linh,nơi Phù Đổng Thiên vương bay lên trời, Ngô chi Lan có bút tích ghi lại bài thơ.(Phạm Đình Hổ viết trong Vũ trung tuỳ bút : có người con gái ở Phù Lỗ đến vãn cảnh,chữ đẹp văn hay ghi bài thơ …).

Sau ngày Lê Thánh Tôn mất, Ngô Chi Lan còn tiếp tục dạy cung nữ trong cung một thời gian.Lúc này phần lớn cung nữ mới được tuyển chọn,còn trẻ tuổi,một buổi học có cung nữ trẻ,nghịch ngợm hỏi:”Tưng bừng lầu Hán dạo chơi,hoa nở lầu Tần vui cuộc, có nghĩa thế nào ?” Ngô Chi Lan trầm ngâm hồi lâu,bảo :”Các em còn trẻ tuổi,nên lo chăm học hành, hỏi như thế làm gì.”.Sau đó bà về nghỉ ở Phù Lỗ là quê hương Tiến sỹ Phù Thúc Hoành chồng bà,tục gọi Phù Gia trang.

Con cháu Dụ Vương Ngô Từ thời Lê Sơ

Dụ Vương Ngô Từ có 11 con trai (các bản phả xưa ghi chép lại thứ tự anh em mỗi bản chép một khác,bản này ghi ngưòi này thứ 8,bản khác lại ghi thứ 5 v.v…,cho nên dưới đây chúng tôi không để thứ tự ai anh ai em,mà chỉ lần lượt ghi chép đủ 11 người,theo vài bản phả cũ).

Ngô Việt Chiêu nghĩa Hầu,tặng phong Nghĩa Vương tước Thái bảo,phôi tự Diễn an điện (có thể là tử trận vô tự).

Ngô Lộc Mỹ Quận công,Nhập nội Kiểm điểm Tứ vệ Đô đốc Đôn mỹ Hầu,bà Nguyễn Thị Ngọc Hà người xã Chương Đào, sinh Ngô Tuyên Minh dực Tướng quân Đàm dương Hầu.

Ngô Hồng Tham đốc thân quân Thần vũ tứ vệ quân vụ sự Điện bàn Hầu Hữu Hiệu điểm. Năm 1471 theo Lê Thánh Tôn đi đánh Chiêm Thành chém được đại tướng địch,mở rộng đất Điện bàn,phong Đô đốc Thân quân tứ vệ quân vụ sự Điện bàn Hầu,cấp tự điền 150 mẫu ở xứ đồng Di tản xã Bình ngô và xã Chấn nguyên huyện Thuỷ nguyên(naylà thôn Bình ngô xã Thiệu vũ huyện Thiệu yên Thanh hoá),sinh Ngô Điện Nghĩa Quận công,phả cũ chép đi ở nơi khác,có thể là theo tự điền,nay dòng dõi là họ Ngô Doãn ở làng Binh ngô và họ Ngô Gia ở Tam sơn Hà bắc.

Ngô Lương Tả Hổ vệ Thượng Tướng quân Tả Hiệu điểm, sinh Ngô Trương phong Tả Hiệu điểm về ở quê mẹ ở xã Nghĩa trai huyện Nông cống.Ngô Trương sinh Ngô Chanh về ở quê mẹ ở xã Chương đào huyện Chương đức,Ngô Đống Thắng Quận công.

Ngô Hộ Chỉ huy sứ Đức Quận công ,Đô đốcThượng tướng quân,mộ ở thôn Thung thượng gần lăng tổ.Sinh Nghĩa tường Hầu Ngô Hoán Bảng nhãn khoa 1490 Tao đàn tướng ,làm quan đến Lễ bộ Thượng thư, năm 1522 theo vua Chiêu Tôn thiết triều ở Gia lâm rồi theo vua vào Cẩm thuỷ Thanh hóa,bị thất lạc nên tuẫn tiết,năm 1660 được truy phong Thượng đẳng thần,con cháu về ở quê bà ở Nam sách Hải dương

Ngô Khế Tư đồ Thái úy Thanh Quốc công (1426-1514), sinh giờ dần tháng 9 năm bính ngọ 1426,mất ngày 6 tháng 10 năm giáp tuất 1514,mộ táng ở xứ Phủ bối làng Thung thượng (nay là làng Nhất Đồng phang xã Định hoà),phần mộ hãy còn,vừa được tôn tạo lại năm 1994,trong vườn một gia đình người khác họ. Bà Vũ thị Ngọc Hòan người xã Chân trị huyện Chí linh mất ngày 6 tháng 10,mộ ở thôn Châu trướng xã Ngọc trướng tổng Hải quật.

Ngô Khế làm quan trải các triều từ Thánh Tôn đến Tương Dực Đế,ông từng tham gia diệt bọn Đồn, Ban, Tuấn, phế Nghi Dân lập Tư Thành,lại tham gia phế Uy Mục Đế lập Tương Dực Đế.Khi Lê Thánh Tôn đi đánh Chiêm Thành, uỷ thác cho ông trông coi các quan văn võ trong triều.Năm tân mão(1471)chiến thắng Chiêm thành trở về,ăn mừng chiến thắng, Vua sai Ngô Lan, Ngô Nhạn đưa trưng bày chiến lợi phẩm, phong Ngô Khế Thanh Quốc công,Ngô Lan Hán Quốc công,Ngô Hồng Điện bàn Hầu,cấp ruộng ở các huyện Bất bạt,Mỹ lương và ở xã Linh lăng huyện Lục ngạn trên 100 mẫu.

Năm Đoan Khánh thứ 3(1507) vua Uy Mục Đế vô đạo, bên trong thì tin dùng gian thần, bên ngoài thì họ khác nắm quyền,xã tắc có cơ lâm nguy, Giản tu Công bị bắt tống ngục,trốn ra được chạy vào Tây đô,giao cho Ngô Khế và Nguyễn Diễn viết hịch bố cáo với nhân dân,sai Nguyễn hoằng Dụ, Nguyễn Lâm,Nguyễn văn Lữ (đều là họ ngoại vua Tương Dực) và Lê Tung đem quân từ Tây đô ra phối hợp quét sạch lũ gian thần,phế Uy Mục Đế,lập Giản tu Công làm vua tức Tương Dực Đế.Tương Dực Đế cũng là người tàn độc, bắt Uy Mục buộc vào mũi súng thần công mà giết bằng cách nổ súng.

Làm quan trải 4 triều, Ngô Khế được phong Hiệp mưu Thuần tín Tá lý Đồng đức Hoàng tôn Công thần Tây quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc Đô tướng Thái bảo Đức Quận công,Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu tham dự triều chính,Đồng Bình chương quân quốc trọng sự Tư đồ Thượng trụ quốc,gia Thái úy Thanh Quốc công.Được cấp thêm tự điền ở các huyện Việt yên,Bạch hạc,các xã Nhật duật, La bối, Vân cẩm, Giám lễ huyện Lương giang cộng 300 mẫu.

Thanh Quốc công có 11 con trai,con gái không rõ mấy người,phả cũ chỉ ghi Ngô chi Lan Kim hoa Nữ sỹ và hai con gái cùng cư biệt quán.Trong 11 con trai thì 6 người sinh trước phải đi lánh nạn, chưa biết ai anh ai em,lánh nạn lâu ngày, ở đâu trở thành thuỷ tổ dòng họ Ngô ở đó:

Ngô Bá Di tự Hải Sơn về xã Tam sơn huyện Đông ngạn, nay là huyện Tiên sơn tỉnh Hà bắc.

Ngô Sử Toàn đổi tên là Nguyên,về nương nhờ họ Chu ở xã Vọng nguyệt huyện Yên phong,lấy con gai nhà họ Chu là bà Chu thị Bột ,sinh hai trai Ngô Ngọc,Ngô Định.Ngô Định thiên cư vào xã Lý trai huyện Đông thành thành thuỷ tổ họ Ngô Trí ở huyện Diễn châu Nghệ an ngày nay.Ngô Ngọc ở lại Vọng nguyệt,là Thủy tổ họ Ngô Vọng nguyệt, làng Võng xã Tam giang huyện Yên phong Hà bắc.

Ngô Sử Hậu đổi là Phúc Cơ,cùng với Sử Toàn đến Vọng nguyệt,sau dời về ở làng Tó xã Tả thanh oai,nay là thuỷ tổ họ Ngô Thì ở Tả thanh oai huyện Thanh trì Hà nội.

Ngô Công Tín Tây Quận công về xã Bách tính huyện Tây chân (thời chúa Trịnh Tạc Tây Đô vương kỵ huý đổi làm Nam chân) sinh hai con trai ở lại,ông trở về làm quan nhà Lê.Con cháu nay là hai họ Ngô Bách tính và họ Phạm Quỷ đê ở huyện Nam ninh tỉnh Nam hà.

Ngô Ngữ về ở làng Địch lễ xã Nam vân huyện Nam ninh tỉnh Nam hà.

Ngô Lợi đổi tên Ngô Nước về ở xã Trảo nha huyện Thạch hà trấn Nghệ an, là thuỷ tổ họ Ngô Trảo nha huyện Can lộc tỉnh Hà tĩnh.

Năm người sinh sau,lúc bấy giờ đều ở nguyên quán,việc phân chi thiên cư đi nhiều nơi là việc về sau. Năm người đó là : Thái phó Nam Quận công Ngô Khắc Cung,Thái bảoThuỵ Quận công Ngô Văn Bính,Thái bảoDực Quốc công Ngô Thế Bang,Quận công Ngô Hữu Phái(Thế Thái),Ngô Ngọc Phác.

Ngô Lan Hán Quốc công Bình nhung Thượng tướng quân Điện tiền Đô Kiểm điểm Hữu Hiệu điểm,tặng Thái bảo Hán Quốc công, ban thuỵ Phúc khê Thượng sỹ,mất ngày 5 tháng giêng, mộ táng ở xứ Phác cá (Ngày nay mộ vẫn còn,vừa được tôn tạo lại vào cuối năm 1995,kiểm tra trước khi tôn tạo lại,mộ huyệt thạch còn nguyên,có bị đào trộm lấy của,nhưng vẫn còn tốt).Ông có công đi đánh Chiêm Thành,bắt sống được Vua Chiêm Trà Củ,ghi nhiều công lớn được cấp tự điền 150 mẫu.Bà Đào thị Ngọc Trật Quốc Phu nhân hiệu Từ Thiện, sinh Hùng Quận công Ngô Chính, Diễn nghĩa Vương Ngô Tông.

Ngô Tông sinh Thái bảo Nghĩa lộc Vương Ngô công Tín,Ngô công Tín sinh Thái bảo Vệ Quốc công Ngô Vạn và con gái Ngô thị Ngọc Lâm(Trăm) lấy Triết vương Trịnh Tùng làm Chánh phi phong Dục Thánh Thái phi , sinh ra Đoan từ Hoàng Thái hậu,vợ vua Lê Kính Tôn,mẹ vua Lê Thần Tôn Uyên Hoàng đế.Vua Thần tôn dựng điện Diên an ở Đồng phang để thờ ông bà ngoại và Đoan từ Hoàng Thái hậu.Về sau người ta thờ luôn ở đó các vua Lê:Anh Tôn, Kính Tôn, Chân Tôn, Thần Tôn, Huyền Tôn, Gia Tôn, Hy Tôn, Ý Tôn,Hiển Tôn.

Nguyên nhân nào người ta lại đưa các vua Lê về thờ ở Đồng phang ?

Vua Gia Long nhà Nguyễn diệt được Tây sơn lên ngôi,để ngăn ngừa âm mưu nổi dậy phù Lê,bèn phong cho Lê duy Hoán,cháu vua Hiển Tôn, làm Duyên tự Công,cấp cho hai vạn mẫu ruộng ở Thanh hoá làm tự điền thờ cúng vua Lê (cấp ruộng tự điền nghĩa là cấp cho để thu thuế hàng năm).

Năm 1810 Lê duy Hoán liên kết với các lang đạo ở Hoà bình âm mưu nổi dậy,có người trong nội bộ tố giác, bị bắt giết.Con thứ Lê duy Hoán là Lê duy Lương cùng các lang đạo họ Quách, họ Đinh ở Hòa bình lại tổ chức nổi dậy.Năm 1823 mộ dân Mường Lạc thổ, An hoá,Phụng hoá xưng minh chủ,vây đánh Thiên quân,phái 3000 quân ra đánh Đà bắc,bao vây Hưng hoá.Triều đình Minh Mạng sai An Tịnh Tổng đốc, Tô quang Cự đem quân ra phối hợp với quân địa phương đánh vào Sơn âm Xích thổ,bắt sống được Lê duy Lương đưa về kinh xử lăng trì.

Ba năm sau họ Quách cùng Lang đạo Thanh hoá lại tôn Lê duy Hiển làm minh chủ tự xưng Đạo quân Lê Hoàng tôn,Hoàng đồng Nguyệt người Bắc ninh làm quân sư,đánh chiếm Hồi xuân,giết Tri huyện Tô danh Cổn ném xác xuống sông.Triều đình lại sai Tô quang Cự làm Kinh lược Đại sứ, Hà duy Phiên làm Tham tán Đại thần được tiện nghi đàn áp.Lê duy Hiển, Hoàng đồng Nguyệt đều bị bắt giải về kinh,Hoàng đồng Nguyệt cắn lưỡi chết dọc đường,Lê duy Hiển bị xử lăng trì.

Sau vụ này tất cả các con cháu nhà Lê đều bị bắt đi an tháp từ Bình định trở vào ,mỗi tỉnh 15 đến 30 người,phần nhiều phải đổi họ.Mãi đến năm 1875 Tự Đức mới cho một người an tháp ở Bình định là Lê duy Kiến được trở về Thanh hoá làm Giám tự thờ cúng các vua Lê, phong chức Phó quản cơ tước Diên tự Nam.

Ngô Nạp Huệ Quốc công,Đô Chỉ huy sứ,có công đi đánh Chiêm thành được cấp 300 mẫu điền, 18 mẫu thổ ở các làng Thượng,Trung,Hạ Đồng câu tổng Vạn phần huyện Đông thành trấn Nghệ an,nay là huyện Diễn châu tỉnh Nghệ an,con cháu về đó ở.Bà Vũ thị Diệu Ân sinh năm trai ba gái :

Ngô Tông tự Phúc Đức Thái bảo Quận công vô tự;

Ngô Duyên Đoan Quận công;

Ngô Tùng Thái phó Thiết nham Hầu;

Ngô đức Trung Trà lĩnh Hầu ;

Ngô pháp Chính Vân đức Hầu.

Ngô Ký Thiếu Uý,Nghĩa Quận công,mộ ở xứ Lạc đàm(thất truyền).

Ngô Nhạn Chỉ huy sứ,triều Thánh Tôn vâng lệnh hộ giá đi đánh Chiêm thành,thăng Chưởng Bắc phủ Thái bảo Hoa Quốc công(có bản chép Từ Quốc công),sinh Ngô Quyền Tiến sỹ Tao đàn tướng.

Ngô Hữu Chỉ huy sứ,Tham đốc Tế Quận công,sinh Ngô Trầm (tức Ngô văn Cảnh Tiến sỹ

khoa 1481 Tao đàn tướng).

Cuối thời Lê sơ đầu Lê trung hưng

Triều đại nhà Hậu Lê cũng như các triều đại trước,được vài ba đời rồi cũng đi vào con đường sa đoạ,đến thời Uy Mục đế Tấn, ngoại thích,họ hàng Thái hậu Nguyễn thị Cầu,người làng Phù ninh lộng quyền,cùng một số gian thần giết hại trung thần cướp bóc ruộng đất của dân làm giàu.Uy Mục Đế bị phế,Tương Dực Đế lên thay,tình hình không có gì khả quan hơn,quyền thần trước bị dẹp,quyền thần mới nổi lên,lại gặp phải thiên tai dồn dập,hạn hán mất mùa,dân lành chết đói , khắp nơi nổi dậy chống lại triều đình.

Năm Hồng Thuận thứ 6,Thanh Quốc công Ngô Khế từ trần((1514 đời vua Lê Tương Dực),các con trai lớn trước đây cư biệt quán,trừ có Ngô công Tín còn lại không có ai quay về,chỉ còn hàng cháu và mấy người con sinh sau đang làm quan trong triều hoặc ngoài trấn.Trong bối cảnh rối rắm đó,tuy cùng dòng huyết thống,những người họ Ngô cũng bị phân hoá theo thời cuộc,phần lớn giữ lòng trung trước sau như nhất giúp nhà Lê,cũng có người chán ghét triều đình mục nát,đứng ra lãnh đạo các cuộc nổi dậy chống triều đình,về sau có người chạy sang giúp nhà Mạc.

Họ Vọng Nguyệt và cuộc nổi dậy của Thân Duy Nhạc, Ngô Nhân Tùng

Ngô Sử Toàn đổi tên Ngô Nguyên lánh về Vọng nguyệt huyện Yên phong nương nhờ nhà họ Chu, nay là xã Tam giang huyện Yên phong tỉnh Hà bắc.Bà là Chu thị Bột sinh hai trai Ngô Ngọc,Ngô Định.Ngô Định thiên cư vào xã Lý trai huyện Đông thành trấn Nghệ an, nay là huyện Diễn châu Nghệ an. Ngô Nguyên đã về làm chức quan nhỏ ở Viện Cơ mật triều Lê Thánh Tôn,mất sớm.

Gặp năm mất mùa đói kém, bà Chu thị Bột dốc hết bồ bịch lúa gạo dự trữ ra giúp các nhà nghèo,lại gọi tất cả những người có nợ nần đến,đem tất cả văn tự vay nợ ra huỷ đốt trước mặt mọi người tuyên bố xoá hết nợ nần, sau đó không lâu bà cũng từ trần. Ngô Ngọc được người cậu nuôi ăn học.Ngô Định theo một người lính thú vào ở trấn Nghệ an.

Ngô Ngọc hiệu Tiền Xuyên sinh năm giáp tuất 1454, mất năm nhâm ngọ 1522, đỗ Tiến sỹ khoa đinh mùi (1487),mở đầu “ Ngũ đại Liên trúng-Năm đời liên tục có người đỗ Đại khoa”, sinh Ngô lãn Nhân, Ngô nhân Hải, Ngô nhân Tùng.

Ngô Nhân Hải đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ (Hòang giáp) năm Đoan Khánh thứ 4 (1508), làm Giám sát Ngự sử.

Thân Duy Nhạc người xã Đại kiên huyện Vũ ninh (nay là xã Đại xuân huyện Quế võ) đỗ Tiến sỹ năm 1508, làm quan chức Đoán sự trong vệ Cẩm y chán ghét triều đình thối nát xin từ quan, cùng Ngô nhân Tùng(Nhân Tổng) hiệu triệu dân nghèo các vùng Yên phú,Đông ngàn và Gia lâm thuộc Kinh bắc nổi dậy chống triều đình nhà Lê.(Vào cuối thời Uy Mục Đế 1509-1510).

Tương Dực Đế lên làm vua,tháng 2 năm 1510 về thăm Lam kinh, giao cho Thụy Quận công Ngô Bính và Kim nguyên Bá Trịnh bá Quát ở lại Kinh thành,trấn giữ Đông kinh.Một nho sinh người huyện Yên phú tìm đến báo rõ tình hình cuộc nổi dậy ở Yên phú.Thuỵ Quận công Ngô văn Bính cùng Kim nguyên Bá Trịnh bá Quát kéo quân đi đàn áp, bắt sống được tất cả đem về xử tử ở Đông kinh. Sau đó không lâu,Mạc đăng Dung cướp ngôi ,con cháu dòng họ Vọng nguyệt ra thi cử làm quan với nhà Mạc,về sau con cháu đỗ đạt nhiều.

Ngô Nhân Trừng tự Quế Hiên hiệu Nhạo Sơn sinh 1539, đỗ Đình nguyên Nhị giáp khoa canh thìn 1580 năm thứ 3 Mạc diên Thành,làm đến chức Đốc đồng nam bắc Thập tam Đạo,có quyền tiền trảm hậu tấu;thời Mạc mậu Hợp,ông làm Đề lĩnh Tây thành Thái uý Sùng Quốc công.Năm 1592 Trịnh Tùng cầm quân tiến công hạ thành Thăng long,Mạc Mậu Hợp chạy ra sông Hồng giao cho Nhân Trừng cố thủ thành,thành bị hạ,Nhân Trừng chạy đến quận Lâm tiên bị bắt sống,Trịnh Tùng khuyên về hàng,Ngô nhân Trừng giữ chữ trung với nhà Mạc,uống thuốc độc tự tử. Ngày sau con cháu đưa hài cốt về táng ở xứ Bàu phấn quê hương.

Sau ngày nhà Lê khôi phục,luận bàn về việc ai là phản nghịch,có vị đại thần tâu: “Không thể quy là phản bội,nếu đương triều chiếm bảng vàng vinh danh thọ tước,đó là điều tự nhiên,là chính đáng,không phải là làm phản”.Nhờ thế con cháu lại nối nghiệp khoa danh.Ngô nhân Triệt tự Mặc Hiên hiệu Đức Thịnh đỗ Tiến sỹ khoa đinh mùi 1607 năm Hoàng Định thứ 8 triều Lê Kính Tôn.Ngô nhân Đức tự Nhân Tuấn đỗ Tiến sỹ khoa canh thìn niên hiệu Dương Hòa thứ 6 (1640).

Một dòng liền năm thế hệ thi trúng năm đại khoa,nên người đương thời gọi là”Ngũ đại liên trúng”, một vinh d??

Copyright 2013 © HỘI GIA PHẢ HỌ NGÔ
Email: info@giaphahongo.com
Đang online: 11
Lượt truy cập: 457019
Designed & Powered by TOPSITE VIỆT NAM